Hướng dẫn cách giặt chăn mền đúng cách

vệ-sinh-mền-đúng-cách-1
Có rất nhiều các gia đình sử dụng chăn gối quanh năm mà ít khi chú trọng đến việc vệ sinh. Thói quen này rất dễ gây nên những mối nguy hiểm cho sức khoẻ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và những người lớn tuổi. Mền, drap, gối, nệm cần phải được vệ sinh thường xuyên và đúng cách để giữ môi trường sống luôn sạch sẽ. Trong bài viết này, Ánh Sao sẽ chia sẻ cho bạn cách giặt chăn, mền sao cho đúng cách. Bạn nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để luôn giữ các vật dụng này luôn như mới nhé!

MỤC LỤC

1. Mền lông cừu:

Đối với chăn lông cừu tự nhiên, chúng thường được giặt khô. Ở dòng sản phẩm cao cấp, vấn đề này càng được nhấn mạnh, thậm chí nhiều hãng còn khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc giặt giũ. Tốt nhất là bạn nên mang chúng ra tiệm giặt là chuyên nghiệp và sử dụng túi hút chân không để bảo đảm điều kiện bảo quản tốt nhất.

Bạn nên mang ra tiệm giặt chuyên nghiệp để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt nhất cho vải lông cừu tự nhiên

Đối với chăn lông cừu nhân tạo, việc giặt máy hoàn toàn có thể. Chỉ với túi giặt chuyên dụng, bạn đã có được chiếc chăn sạch sẽ, thơm tho. Tuy nhiên, việc giặt nhiều sản phẩm cũng không phải là tốt do chất liệu khá kỵ nước. Hãy bảo quản cẩn thận để tránh việc giặt giũ quá nhiều nhé.

Nên giặt 4 tuần / lần vì chất liệu lông cừu nhân tạo khá kỵ nước

Hướng dẫn giặt chăn lông cừu tổng hợp:

Đối với giặt máy:

Điều chỉnh nhiệt độ nước và chu kỳ máy thích hợp.

Chọn chế độ giặt nhẹ và quay lồng 2 lần để đảm bảo chăn sạch tuyệt đối. Không nên chọn chế độ mạnh khiến lông cừu trở nên khô cứng, sờn rách.

Khi lấy chăn ra, bạn giũ nhẹ để bề mặt vải được phẳng sau đó thì đem phơi khô

Đối với giặt tay:

Sử dụng nước ấm khoảng 38 độ C để ngâm. Bạn nên sử dụng chậu lớn hoặc bồn tắm để tiến hành. Khi chăn đã ngấm đều, nhẹ nhàng nhấc chăn ra.

Pha nước với các dung dịch tẩy rửa nhẹ như dầu gội, sữa tắm, nước giặt,… Tiếp theo bạn ngâm nó vào dung dịch trong khoảng 5 phút.

Sau khi ngâm, bạn vớt chăn lông cừu ra và xả sạch với nước. Bước này cần thực hiện cẩn trọng để bọt không đọng lại trên bề mặt. Sản phẩm thường được xả từ 4-5 lượt nước.

Sau khi được giũ sạch bọt, hãy vắt nhẹ khăn lông cừu rồi trải phẳng trên mặt bàn. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

2. Mền dù:

Có thể dùng khăn ướt lau 2 bề mặt vải sau mỗi lần sử dụng.

Mền có thể được giặt máy hoặc bằng tay. Tuy nhiên, nên giặt tay vải dù khi làm sạch.

Nên sử dụng những loại bột giặt có tính không quá mạnh vì chất hóa học quá nhiều sẽ làm vải giảm tuổi thọ nhanh chóng.
Băng dính cũng là một cách tốt để làm sạch vải.

Phơi khô ráo trước khi sử dụng để tránh mền có mùi ẩm mốc.

Khi không sử dụng mền, có thể xếp gọn gấp vào trong túi nhựa trong để bảo quản khi không sử dụng.

3. Mền cotton:

Không giặt chung mền màu với vải trắng:

  • Nếu giặt chung với vải trắng, màu của mền sẽ loang dính vào vải trắng, làm hỏng quần áo của bạn, nhất là mền có màu sậm như đen, đỏ, hồng cánh sen, xanh trong lần đầu giặt chúng thường bị ra màu, nhiễm vào nước giặt rất nhanh.
  • Thế nên, bạn cần phân loại và giặt riêng chăn mền màu với quần áo, vải trắng nhé.
Nên giặt riêng mền với vải trắng để tránh màu của mền sẽ loang vào vải khác

Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh:

Khi mua bột giặt, nước giặt để làm sạch vải cotton, bạn nên lưu ý không chọn mua những loại có độ tẩy cao, có thể những chất tẩy này sẽ giúp làm sạch nhanh các vết bẩn bám trên chăn mền nhưng chúng cũng sẽ dễ làm giảm độ bền vải, phai màu vải nhanh đấy.

4. Mền lụa:

Việc giặt bằng tay chính là giải pháp để giảm áp lực của máy giặt làm vải biến dạng, mất đi độ óng mượt. Quá trình giặt bao gồm các bước sau:

  1. Nên giặt lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng, tránh vò mạnh. Nên thêm đá viên vào để nước giặt thật lạnh sẽ giúp lụa săn sợi và không bị phai màu.
  2. Sử dụng dầu gội đầu của em bé để giặt lụa. Chúng sẽ giúp lụa bền màu mà còn lấy đi vết bẩn một cách dễ dàng.
  3. Xả vải bằng nước thật lạnh, tránh nước ấm nóng.
  4. Thêm vài giọt dung dịch dầu xả vào nước xả vải để vải lụa thêm mềm mại và trơn mượt.
  5. Thấm khô đồ lụa vừa giặt với một chiếc khăn bông. Vì lụa có cấu tạo gần giống như mái tóc nên hãy đối xử với nó như với “góc con người” của bạn. Đừng làm khô nước bằng cách xoắn, vần vò, vắt vì sẽ làm món đồ lụa đắt tiền của bạn bị tổn hại nghiêm trọng!
  6. Nên phơi trang phục ở nơi khuất ánh nắng, nhiều gió, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khiến đồ lụa bị bạc màu.
  7. Chỉ được là khi thấy thực sự cần thiết. Tốt nhất khi phơi, bạn nên giũ mạnh để nếp vải lụa được thẳng thớm và khi khô hãy dùng móc treo chúng vào tủ quần áo thì khi sử dụng bạn sẽ không phải là lại. Nếu bắt buộc phải là, bạn phải để chế độ thích hợp với đồ lụa (là lạnh hoặc là hơi ấm).

5. Mền cotton tici:

Ngâm 30 phút trước khi giặt:

Ngâm vải tici trong khoảng 30 phút trước khi giặt bằng nước lạnh đã hòa tan với xà phòng. Hoặc bạn cũng có thể ngâm với nước xả vải để qua đêm. Đây là cách giúp cho vải luôn có độ bóng và mềm mại nhất định.

Lưu ý là không nên sử dụng nước tẩy quá mạnh sẽ làm màu sắc của vải không còn được như mới. Và bên cạnh đó, khi giặt bạn cũng nên vò nhẹ nhàng, hạn chế chà xát mạnh làm cho bề mặt vải bị xù lông.

Phân loại trước khi giặt:

Bạn cần phân loại trước khi giặt để các sản phẩm từ vải tici bền lâu và luôn như mới. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ nên giặt riêng các loại quần áo, chăn ga… từ vải tici với các loại vải khác.

Hạn chế ánh nắng trực tiếp khi phơi:

Phơi quần áo cúng là một trong những khâu quan trọng giúp bảo quản vải cotton tici được lâu hơn. Do đó, để giữ vải bền hơn bạn nên chọn những nơi bóng râm để phơi thay vì phơi ngoài ánh nắng trực tiếp.

Ngoài ra, nếu trong điều kiện trời mưa thì để làm không quần áo bạn có thể sử dụng hơi gió từ quạt và hạn chế dùng máy sấy để làm khô.